Bền bỉ và tư duy phát triển - chìa khóa thành công

Giáo dục
Logiscool
24 Thg 08 2021

Những nội dung trước chúng tôi đã đề cập đến tài năng và cách nhận biết tài năng thiên bẩm của những đứa trẻ. Bài viết hôm nay sẽ nói về một đặc điểm tính cách khác, một đặc điểm cũng không kém quan trọng (nếu không nói là quan trọng hơn) trong việc quyết định thành công trong tương lai của trẻ em và người lớn. Đặc điểm này là grit (sự kiên trì) .

Nghĩa gốc của grit trong tiếng Anh là cát, sỏi nhỏ và nghiến răng khi gắng sức. Trong tâm lý học, grit đề cập đến một loại sức bền hoặc sự kiên trì cụ thể: sự kiên nhẫn kết hợp với đam mê hướng đến mục tiêu sẽ giúp bạn nỗ lực trong dài hạn để đạt điều mình muốn. Nhà tâm lý học người Mỹ Angela Ducksworth đã nghiên cứu chủ đề này trong một thời gian dài: cô đến các trường học, cao đẳng, học viện quân sự và các cuộc thi dành cho trẻ em để đo lường hồ sơ tâm lý của những người tham gia và cố gắng xác định xem cuối cùng ai sẽ thành công và ai sẽ bỏ cuộc. Kết quả thật đáng kinh ngạc: trí thông minh có thể đo lường được, IQ không phải là yếu tố quyết định; trên thực tế, những người có chỉ số IQ cao hơn đôi khi lại làm tệ hơn. Đặc điểm tính cách duy nhất có thể đo lường được để có thể dự đoán thành công hay thất bại trong tương lai là tính kiên trì.

Grit còn liên quan đến một cặp khái niệm khác: tư duy cố định và tư duy phát triển. Những khái niệm này xuất phát từ nghiên cứu của nhà tâm lý học Carol Dweck và thể hiện thái độ tiềm thức của một người đối với bản chất của khả năng và kỹ năng. Những người có tư duy cố định tin rằng trí thông minh, tài năng hoặc bất kỳ khả năng tương tự nào khác là không đổi: bạn sinh ra đã có sẵn những khả năng đó ở một mức độ nhất định và mức độ đó sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời của bạn. Ngược lại, những người có tư duy phát triển cảm thấy rằng các khả năng có thể được cải thiện và bạn có thể trở nên thông minh hơn hoặc khéo léo hơn lúc mới sinh ra miễn là bạn sẵn sàng nỗ lực cho điều đó.

người đàn ông đang nhảy trước bầu trời xanh với dòng chữ

Sự khác biệt cơ bản trong tư duy này đã thể hiện từ thời thơ ấu và có thể được quan sát từ 4 tuổi. Điều đó xác định mối liên quan giữa một người với các thách thức, thành công và thất bại ra sao; và trên thực tế đối với công việc nói chung.

Nếu một đứa trẻ có tư duy mặc định thất bại trong một nhiệm vụ, con sẽ kết luận rằng mình không đủ thông minh hoặc tài năng và rằng con không thể khắc phục điều đó. Con sẽ bắt đầu né tránh thử thách: con sẽ chỉ thực hiện những việc mà con biết mình có thể làm mà không cần nỗ lực, vì những nhiệm vụ khó hơn có khả năng gây thất bại – và dẫn đến cảm giác vô dụng.

Tuy nhiên, những đứa trẻ có tư duy phát triển theo bản năng sẽ nhận ra rằng con có thể phát triển các khả năng nếu biết tận dụng và không ngừng nỗ lực. Nếu con thành công trong một việc gì đó, con sẽ tìm một nhiệm vụ mới, khó hơn một chút để có thể đạt được thành quả cao hơn. Con dám đặt câu hỏi và yêu cầu giúp đỡ: con xem đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối hay thiếu năng lực mà là một công cụ giúp con học tập và tiến bộ hơn.

Vì vậy, con đường dẫn đến thành công của trẻ đi đôi với sự bền bỉ và tư duy phát triển. Các bậc phụ huynh chắc hẳn đều đang suy nghĩ cùng một câu hỏi: làm cách nào để thay đổi tư duy và sự kiên nhẫn của con mình? Làm sao có thể giúp con thành công hơn?

Một điều hữu ích mà ba mẹ có thể làm là trò chuyện với con về hai tư duy này. Hãy giải thích cách mọi người nghĩ về tư duy phát triển và tư duy cố định; rằng chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ và tác động đến cuộc sống của chính mình; và rằng chúng ta không bị định nghĩa bởi bất kỳ trạng thái, tình huống hay thành tích mà mình có lúc này. Một thí nghiệm ở trường đã chỉ ra rằng hành vi trong lớp học thể hiện tư duy phát triển đã trở nên phổ biến hơn sau khi giáo viên nói chuyện với trẻ về hai tư duy này. Nói cách khác, có thể học được tư duy phát triển.

Một gợi ý quan trọng khác: nếu bạn khen ngợi con mình (và bạn nên làm như vậy!), hãy khen ngợi nỗ lực của trẻ chứ không phải khả năng của trẻ. Đừng nói "con đã làm bài kiểm tra đó rất tốt, con rất thông minh". Hãy nói "con đã làm bài kiểm tra đó rất tốt, con thực sự đã học rất nhiều để làm bài kiểm tra đó". Khen ngợi tài năng và trí thông minh gợi ý cho trẻ rằng đây là những khả năng bẩm sinh quyết định giá trị của con - nói cách khác, điều này khuyến khích tư duy cố định.

Đồng thời, hãy dạy con bạn rằng những thất bại và sai lầm không phải là ngày tận thế. Chúng ta có thể vượt qua được, khả năng cũng như tâm lý của chúng ta liên quan đến nhiệm vụ hiện tại có thể được cải thiện. Vì trẻ học hầu hết hành vi và thế giới quan từ ba mẹ nên cách tốt nhất bạn có thể thực hiện điều này là xử lý những thất bại của mình một cách bình tĩnh, không giận, không hấp tấp hay trách người khác.

Logiscool không chỉ dạy cho trẻ những kiến thức quý giá mà còn mang lại cho trẻ cảm giác thành tựu thường xuyên và động lực lâu dài thông qua chương trình giảng dạy theo dự án của chúng tôi. Trẻ em sẽ mắc lỗi khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nhưng con cũng sẽ học được rằng có thể khắc phục những lỗi này bằng nhiều cách và con có thể cải thiện các dự án đã hoàn thành của mình bất cứ lúc nào.

Trẻ sẽ thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn cần vượt qua, nhưng trẻ cũng sẽ học được qua kinh nghiệm rằng những thách thức này sẽ giúp con giỏi hơn trong lập trình, chế tạo robot hoặc bất kỳ môn học nào khác mà mình lựa chọn. Điều quan trọng đối với chúng tôi là trẻ em có được những kiến thức quan trọng để có thể giúp con thành công trong thế giới kỹ thuật số, trong một môi trường tích cực, được khuyến khích và đầy trải nghiệm. Các khóa học, camp và hội thảo của chúng tôi đang chờ đón những trẻ mong muốn phát triển!

Thông tin thêm: https://www.logiscool.com/vn.