6 cách giúp trí tò mò tự nhiên của trẻ phát triển thành kiến thức bổ ích

Giáo dục
Logiscool
1 Thg 09 2021

Qua nghiên cứu của mình, chuyên gia giáo dục người Mỹ Tony Wagner đã xác định được bảy tố chất cần thiết để thành công trong thế kỷ 21. Một trong số đó là sự tò mò và trí tưởng tượng. Nhận định sâu sắc của Albert Einstein về trí tò mò nhấn mạnh tầm quan trọng của nó: "Tôi không có tài năng nào đặc biệt. Tôi chỉ say mê tò mò."

Tò mò là niềm vui khám phá và là động lực để tìm đáp án cho những điều chưa biết. Đó là một bản năng tự nhiên, thói quen từ rất lâu của con người, một công cụ thiết yếu cho sự phát triển cá nhân và cũng có thể được quan sát thấy trong thế giới động vật. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với tính đàn hồi thần kinh, khả năng tự tổ chức lại của não bộ để phản ứng với các kích thích bên ngoài.

Khả biến thần kinh ở trẻ em, còn được gọi là tính dẻo quan trọng của não bộ và sự tò mò khai thác nó, là chìa khóa cho sự phát triển sớm. Một đứa trẻ có thể học ngôn ngữ của ba mẹ mà không cần nỗ lực gì, chỉ bằng cách nghe nó mọi lúc. Trẻ nhỏ có thể học hầu hết mọi thứ theo cách tương tự, "tự học": từ thói quen gia đình, những bản nhạc phim yêu thích cho đến trượt tuyết. Tuy nhiên, bộ não chỉ hoạt động theo cách này trong một thời gian có hạn, vì tính khả biến này sẽ ngừng lại ở tuổi thiếu niên. Nó được thay thế bằng tính dẻo cạnh tranh , có nghĩa là não chỉ "kích hoạt" loại phương pháp học tập này khi thông tin quan trọng đối với người đó. Vì vậy, đây là một ý tưởng tốt để bạn tận dụng sự tò mò và tăng cường khả năng học tập từ nhỏ vì cơ hội sẽ dần mất đi.

bố và con trai trên bãi biển chỉ tay ra biển

Tàu thám hiểm Curiosity trên sao Hỏa còn được xem là tượng đài cho trí tò mò thời thơ ấu. Tên của nó được quyết định bởi một cuộc thi được tổ chức dành cho học sinh ở Hoa Kỳ, và bài dự thi của Clara Ma, một cô bé 12 tuổi, đã giành chiến thắng trong cuộc thi. Cô đã giải thích đề xuất của mình bằng những lời sau: "Tò mò là ngọn lửa vĩnh cửu luôn bùng cháy trong tâm trí mỗi người. Nó khiến tôi bật dậy vào buổi sáng và tự hỏi ngày hôm đó cuộc sống sẽ đem đến cho tôi những bất ngờ gì. Sự tò mò có sức mạnh mãnh liệt đến thế."

Tuy nhiên, sự tò mò cũng có một khía cạnh thực tế: nghiên cứu cho thấy nó có thể cải thiện cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách. Những người tò mò ở mức trung bình sẽ hạnh phúc hơn vì học được những điều mới mang lại cảm giác thoải mái. Các con học tập tốt hơn ở trường và điều này đặc biệt đúng đối với những trẻ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đối với các em, trí tò mò là “sức mạnh cân bằng” lớn nhất giúp con vượt qua trong quá trình học tập. Tò mò phát triển sự đồng cảm, vì một người quan tâm đến người khác cũng sẽ hiểu rõ hơn cảm xúc của người khác. Nó thậm chí còn củng cố tình bạn và mối quan hệ lãng mạn: một thí nghiệm đã chỉ ra rằng những người quan tâm đến người khác được người khác đánh giá là thân thiện và thu hút hơn.

Bạn có thể đang tự hỏi: làm thế nào để giúp con mình phát triển trí tò mò? Hãy lắng nghe 6 gợi ý của chúng tôi và tận dụng sức mạnh vô cùng quan trọng này trong quá trình học:

  1. Nếu bạn biết đáp án cho một câu hỏi, hãy chia sẻ ngay lập tức. Ngay cả khi bạn mệt mỏi và sẽ thoải mái hơn để trả lời vào ngày mai hoặc lúc khác. Trẻ nhỏ cảm nhận thời gian khác với người lớn và không thể thực sự nắm bắt các khái niệm “trong tương lai” hay “ngày mai”. Nếu bạn không trả lời câu hỏi của con bây giờ thì sẽ quá muộn khi bạn có tâm trạng vì con sẽ không còn hứng thú với chủ đề này nữa.
  2. Nếu chưa biết đáp án thì hãy cùng nhau tìm hiểu nhé. Tìm kiếm chủ đề trực tuyến, đến thư viện hoặc thực hiện thí nghiệm tại nhà. Bạn sẽ không chỉ dành thời gian chất lượng bên con mà con cũng sẽ học được cách nghiên cứu mọi thứ một cách độc lập từ bạn.
  3. Luôn trả lời phù hợp với độ tuổi của con. Bạn không cần chọn diễn tả bằng những từ phức tạp mà hãy dùng những từ mà con có thể hiểu.
  4. Hãy tự đặt câu hỏi. Hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình để khơi dậy trí tò mò của con. "Mình tự hỏi sao lá có màu xanh?" Con bạn sẽ học được tính tò mò từ bạn và cũng sẽ bắt đầu đặt câu hỏi.
  5. Đặt câu hỏi mở . Tránh các câu hỏi Có/Không, hãy hỏi Tại sao, Như thế nào, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Ai. Những câu hỏi mở sẽ thúc đẩy trẻ suy nghĩ sâu sắc hơn về một chủ đề.
  6. Hãy để con bạn chơi theo cách trẻ muốn. Nếu bạn nuôi một con mèo, bạn sẽ biết cảm giác như thế nào khi bạn mua cho nó một món đồ chơi đắt tiền và tất cả những gì nó muốn làm là vào hộp. Hãy để con bạn chơi theo cách tương tự. Một món đồ chơi thoạt nhìn có vẻ rõ ràng về công dụng có thể phù hợp với nhiều loại hoạt động, thí nghiệm và công trình xây dựng hơn và sẽ phát triển trí tò mò tốt hơn.

Tại Logiscool, chúng tôi tin rằng bạn phải bắt đầu chuẩn bị cho những thách thức của thế kỷ 21 số hóa ngay từ nhỏ, khi trí tò mò tự nhiên của bạn đang ở đỉnh điểm. Học sinh từ 6-18 tuổi của chúng tôi có thể thành thạo tất cả các lĩnh vực liên quan đến kiến thức kỹ thuật số trong một môi trường truyền cảm hứng, với các huấn luyện viên trẻ và chương trình học thú vị, đầy thành công. Các khóa học, hội thảo và camp của Logiscool biến trí tò mò thành kiến thức hữu ích sẽ mang lại lợi thế tồn tại suốt cuộc đời của trẻ. Các con sẽ trở nên thành thạo và tự tin trong thế giới kỹ thuật số.

Để biết thêm thông tin về các khóa học, hội thảo và trại hè của chúng tôi, hãy truy cập https://www.logiscool.com/ vn .